---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bát Đại Nhân Giác
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân. Do dùng Trí Tuệ Quán chiếu mà thấy rõ được thật tướng của vạn hữu thì gọi là “giác ngộ”. Từ “đại nhân” ở đây được dùng để chỉ cho các bậc đã giác ngộ. Các bậc đại nhân sở dĩ đã giác ngộ là vì quí ngài đã dùng Trí Tuệ Quán chiếu và đã thấy rõ chân tướng của thực tại vạn hữu qua tám đề tài thiền quán sau đây:
1. Cuộc đời, nói chung là những yếu tố cấu tạo nên con người và vạn vật như bốn đại và năm uẩn đều là trống rỗng (không); là sinh diệt và thay đổi không ngừng (vô thường); là đầy dẫy khổ đau (khổ); là hư ngụy và không có thực thể (vô ngã); còn nói riêng về “ta” thì tâm ta là nguồn cội phát sinh bao điều xấu, và thân ta thì chỉ là nơi Tích Tụ của vô vàn tội lỗi.
2. Càng lắm tham muốn (đa dục) thì càng nhiều khổ đau (đa khổ). Càng ít tham muốn (thiểu dục) thì thân tâm càng được thư thái (tự tại).
3. Càng chạy theo danh lợi thì càng gây nhiều phiền não tội lỗi. Nếu biết sống vừa ý với điều kiện vật chất khiêm nhượng (tri túc) thì tâm ý lúc nào cũng được an vui, để chỉ đeo đuổi một sự nghiệp duy nhất của mình là thành tựu trí tuệ giác ngộ.
4. Tính lười biếng luôn luôn đưa ta đến con đường đọa lạc. Vì vậy, ta phải luôn luôn siêng năng tu tập để diệt trừ phiền não và vượt khỏi vòng trói buộc của sinh tử Luân Hồi.
5. Chính vì vô minh mà ta cũng như mọi người cứ bị giam hãm trong ngục tù sinh tử. Vì vậy, ta luôn luôn phải cố gắng học rộng, biết nhiều, phát triển trí tuệ, đạt được biện tài để giáo hóa cho mọi người, tất cả đều được niềm vui lớn.
6. Sự nghèo khổ dễ khiến cho người ta gây nên nhiều tội lỗi xấu xa; cho nên người tu hạnh Bồ Tát phải thường xuyên thực hành hạnh bố thí, không phân biệt kẻ ghét người thương, bỏ qua những điều ác người ta đã làm đối với mình, và biết xót thương những người đã làm ác.
7. Năm thứ dục vọng (ngũ dục) đầy sức quyến rũ, làm cho con người gây nên tội lỗi và chịu nhiều hoạn nạn; cho nên người tu học sống trong thế tục mà không nhiễm những thói hư tật xấu của thế tục, lúc nào cũng sống đời đạm bạc, giữ phạm hạnh thanh cao, đem lòng từ bi để đối xử với tất cả mọi người.
8. Mọi loài chúng sinh đang chịu bao thống khổ trong biển lửa sinh tử, cho nên hạnh nguyện của người tu học là Phát Tâm Đại Thừa, nguyện cứu tế cho mọi người, mọi loài, khiến cho tất cả đều đạt được niềm vui giải thoát.
Tám đề tài thiền quán trên đây được rút ra từ Kinh Bát Đại Nhân Giác.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 八大人覺 (Phật Di Giáo Kinh Luận)
Giác tức là giác ngộ. Vì tám pháp này chính là nội dụng các vị Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn đã giác ngộ được, nên gọi là tám điều giác ngộ của bậc đại nhân.
Một, Thiểu Dục Giác. Vì người ít ham muốn thì tâm được an ổn. Đó là nằm chỉ cần một cái giường nhỏ; mặc chỉ cái chăn đủ ấm; ăn chỉ cần một bữa đủ no; ở chỉ cần một nơi nhỏ gọn vừa đủ. Tâm không mong muốn nhiều. Đó gọi là biết đủ ít muốn.
Hai, Tri Túc Giác. Vì người, tuy nghèo thiếu, thường biết dừng lại, vừa đủ, thì tuy mặc y phục thô sơ mà vẫn ấm như mặc áo hồ cừu; tuy ăn dưa muối mà vẫn có Hương Vị của cao lương; tuy ở nhà tranh vách lá mà vẫn an nhàn như ở nhà cửa cao sang. Đó gọi là biết tri túc.
Ba, Tịch Tĩnh Giác. Vì người xa lánh nơi đông đúc, ồn ào, sống thanh thản một mình, chán cuộc đời trói buộc, lo dứt trừ gốc khổ là tham dục, thì có thể cắt đứt phiền não, vắng lặng tâm hồn. Đó gọi là biết vắng lặng.
Bốn, Chánh Niệm Giác. Vì người suy nghĩ nhớ đến Chánh Đạo, một lòng chuyên chú, không để gián đoạn, không khởi lên ý tưởng tà vạy. Đó gọi là biết chánh niệm.
Năm, Chánh Định Giác. Vì người tu tập Thiền Định, thu phục các loạn tưởng, nên thân tâm được vắng lặng, Tam Muội hiện ra trước mặt. Đó gọi là biết Chánh Định.
Sáu, Tinh Tấn Giác. Vì người siêng năng dũng mãnh, tu tập pháp lành, không để cho gián đoạn, nên đạo nghiệp mỗi ngày một tiến bộ, không hề thoái lui. Đó là biết siêng năng.
Bảy, Chánh Huệ Giác. Vì người muốn vào đạo, ắt phải từ văn đến tư (từ học đến suy nghĩ), từ tư đến tu (từ suy nghĩ đến tu tập). Bằng ba điều này, từ từ tăng trưởng lợi ích, trí huệ chân chánh, xa lìa Tà Kiến, dứt trừ hoặc nghiệp, chứng được chánh quả. Đó gọi là biết chánh huệ.
Tám, Vô Hí Luận Giác. Dùng lời nói để bông đùa cười cợt, gọi là hí luận. Vì người muốn được an vui Niết Bàn tịch tĩnh, nên tu khẩu nghiệp thanh tịnh, bỏ xa các hí luận, một mực nói năng chân chánh. Đó gọi là biết không hí luận).
CUNG KÍNH NHU THUẬN LÀ LỄ NGHĨA QUAN TRỌNG NHẤT CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ     Canh Ngũ Sắc     Hòa Thượng Thích Khánh Hòa (1877-1947)     Dùng Phương Pháp Đảo Lộn     Cơm Cháy Thập Cẩm     Làm sao cho đứa con tự nguyện đi chùa một cách vui vẻ?     Cảnh Sống Trên Đời     Các Nhà Tiên Tri     Bắp Xào Thập Cẩm     Tự Giải Nghiệp Cho Mình     




















































Pháp Ngữ
Vô hạn chu môn sanh ngạ biễu
Kỷ đa bạch ốc xuất công khanh.
(Biết bao cửa son sinh đói rách
Có nhiều lều nát nảy công khanh.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,736,487